Thông thường, phong tục cưới hỏi của các miền ở Việt Nam chúng ta đều có những nghi thức riêng, nhưng khá giống nhau và cơ bản thì có 3 nghi lễ chính: Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ thành hôn.
1 Lễ dạm ngõ
Đây là một trong những nghi lễ quan trọng. Để lễ dạm ngõ này xảy ra thì nhà trai phải xem ngày đẹp, thông tin cho nhà gái biết sẽ đến dạm ngõ. Nhà gái chấp thuận chuyện qua lại thân tình giữa hai gia đình thì mọi việc tiếp theo đó mới diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn.
Lễ này chính là ngày đầu tiên mà nhà trai và nhà gái gặp nhau, tại đây họ sẽ bàn bạc và đi đến thống nhất ngày giờ cưới hỏi, lễ vật và cũng như yêu cầu của nhà gái về cách thức tổ chức và những dịch vụ cần thiết trong các nghi lễ tiếp theo.
Lễ vật trong ngày dạm ngõ này khá đơn giản bao gồm: Chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn để nhà gái cúng ông bà Tổ tiên.
Trình tự diễn ra lễ dạm ngõ
Thành phần tham dự: Nội bộ giữa hai bên gia đình bao gồm cô dâu, chú rể, bố mẹ và anh em chị ruột của cô dâu và chú rể.
Buổi dạm ngõ diễn ra bắt đầu bằng việc nhà gái sẽ tiếp đón nhà trai, họ sẽ chuẩn bị sẵn nước trà, thuốc, bánh kẹo, trái cây,… để mời khách. Sau đó nhà trai sẽ trao lễ cho nhà gái, bên nhà gái nhận lễ và mang lên bàn thờ ông bà tổ tiên thắp hương.
Tiếp tục hai bên gia đình sẽ ngồi lại nói chuyện với nhau về việc xem ngày, chọn ngày lành tháng tốt và các thủ túc khác chuẩn bị cho lễ ăn hỏi và lễ cưới sắp tới.
Sau buổi lễ này, người con gái được xem như đã có nơi có chốn.
Lễ vật lễ dạm ngõ
Tùy vào phong tục mỗi miền mà lễ vật của nhà trai đến nhà gái có sự khác biệt:
- Lễ dạm ngõ miền Bắc: Lễ vật trên mâm lễ ở miền Bắc thường có cặp rượu, cặp trà, trầu cau và bánh trái. Những lễ vật này phải chuẩn bị theo số chẵn, thể hiện sự có đôi có cặp.
- Lễ dạm ngõ miền Trung: Lễ vật của lễ dạm ngõ miền Trung gồm có khay trầu cau và chai rượu lễ gói giấy đỏ. Ngoài ra còn có thể thêm các đặc sản địa phương đó trên mâm lễ như bánh Hồng ở Phú Yên, Bình Định.
- Lễ dạm ngõ miền Nam: Trong mâm lễ dạm ngõ ở miền Nam gồm có bánh phu thê, cặp rượu, cặp trà, mâm ngũ quả và đặc biệt là trầu cau têm cánh phượng.
2 Lễ ăn hỏi
Buổi lễ này nhằm thông báo chính thức giữa hai bên nội ngoại gia đình về việc hứa gả con gái giữa hai họ.
Trong lễ ăn hỏi này, các thủ tục như ăn hỏi, xin cưới và nạp tài được thực hiện luôn trong ngày này. Nhà trai sẽ mang lễ vật tới nhà gái bao gồm 30 chục trầu và tráp ăn hỏi.
Sau khi bố mẹ hai bên gia đình lần lượt giới thiệu thành phần tham dự thì mẹ chú rể sẽ đưa ra 30 chục trầu.
Chục trầu đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu tiếp theo cho nghi thức xin cưới và chục trầu cuối cùng là cho lễ nạp tài.
Sau đó sẽ đến lễ nhà gái nhận các tráp ăn hỏi của nhà trai. Các tráp ăn hỏi là số lẻ như 5, 7, 9 hoặc 11 và lễ vật trong tráp bắt buộc phải là bội số của 2. Thông thường thì các tráp ăn hỏi này có bánh cốm, bánh xu xê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá hoặc có thêm xôi và heo quay.
Trình tự diễn ra lễ ăn hỏi
Đồ ăn lễ hỏi của nhà trai mang tới sẽ được nhà gái lấy ra một ít và trầu cau mang lên cúng và thắp hương ông bà tổ tiên. Ngoài ra thì nhà gái sẽ giữ lại 2 phần đồ ăn và trả lại cho nhà trai phần còn lại.
Cuối cùng, cô dâu và chú rể ra mắt hai bên gia đình, rót nước, mời trầu các vị quan khách.
Ngày lễ ăn hỏi và lễ cưới cách nhau thời gian phụ thuộc và chọn lựa ngày của hai bên gia đình.
Lễ vật lễ ăn hỏi
Lễ vật của lễ ăn hỏi từ nhà trai còn phụ thuộc vào từng vùng miền khác nhau, số lượng tráp ăn hỏi ở miền Bắc thường là số lẻ 3, 5, 7, 9 tráp, trong khi ở miền Nam thì là số chẵn 4, 6, 8 hoặc 10 tráp.
Tuy nhiên, lễ ăn hỏi của cả 3 miền thường sẽ có những lễ vật cơ bản gồm: Mâm trầu cau, mâm rượu, trà, thuốc lá, mâm bánh ăn hỏi, mâm hoa quả, mâm mứt sen, mâm xôi gấc, mâm heo quay,…Cụ thể:
Có thể bạn quan tâm:
- 5 mâm lễăn hỏi gồm rượu, trầu cau, thuốc lá, hoa quả, chè và bánh cốm (hoặc bánh dẻo, bánh nướng).
- 7 mâm lễgồm rượu, trầu cau, thuốc lá, hoa quả, chè, bánh cốm, bánh phu thê và mứt sen.
- 9 mâm lễgồm rượu, trầu cau, thuốc lá, bánh cốm, chè, hoa quả, bánh phu thê, mứt sen, xôi gấc và lợn quay.
3 Lễ cưới (lễ thành hôn)
Đây là một trong những buổi lễ trọng đại của cô dâu và chú rể. Tại buổi lễ này thì hai bên gia đình mời khách tới dự tiệc ăn uống, chúc mừng.
Bên gia đình cô dâu sẽ tổ chức 1 ngày trước lễ cưới, trong buổi tiệc này đều có mặt đầy đủ của cô dâu và chú rể và thức ăn được dùng đãi khách là thức ăn mặn.
Bên gia đình nhà trai thường tổ chức tại nhà hoặc nhà hàng, khách sạn. Trường hợp tổ chức tại nhà thì hai bên gia đình phải bàn bạc và lên kế hoạch trước để làm lễ xin dâu, lễ gia tiên rồi chào hai họ, rót nước mời hai bên gia đình và cuối cùng là chụp ảnh kỷ niệm.
Trình tự lễ thành hôn tại nhà
Vào ngày giờ đẹp đã được chọn lựa sẵn từ trước, chú rể cùng với bà con trong gia đình đã được mời đi họ sẽ tới nhà gái mang theo xe hoa, hoa cưới đến rước cô dâu.
Cô dâu được trang điểm xinh đẹp, lộng lẫy trong bộ váy cưới còn chú rể thường sẽ mặc vest lịch sự, trang trọng.
Lễ vu quy tại nhà gái
Nhà trai sẽ đến nhà gái, hai bên gia đình giới thiệu thành phần tham dự, sau đó trao trầu xin dâu và xin phép cho chú rể lên phòng đón cô dâu.
Sau đó, cô dâu cùng với chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái và nhà trai xin phép được đưa cô dâu về bên nhà trai. Đại diện nhà gái đồng ý cho nhà trai rước cô dâu.
Lễ thành hôn tại nhà trai
Khi đi rước cô dâu về nhà trai, cô dâu và chú rể cùng thắp hương trước bàn thờ gia tiên của nhà trai.
Sau đó, đại diện bên nhà trai sẽ có đôi lời phát biểu trước quan viên hai họ, chú rể dắt cô dâu chào mẹ chồng, chào quan viên hai họ, trao quà và sau đó là chung vui tiệc mặn cùng với chương trình văn nghệ đã chuẩn bị.
Hai bên gia đình sẽ có mặt tại khách sạn trước 30 phút trước giờ mời khách. Cô dâu tới khách sạn trang điểm, mặc váy cưới trong phòng chờ, mọi người hai bên gia đình sẽ cùng nhau chỉnh trang lại trang phục, kiểm tra lễ vật và sau đó sẽ cô dâu, chú rể cùng với ba mẹ của mình đón khách.
Tại buổi lễ, khách sạn hoặc gia đình đã chuẩn bị MC từ trước. Đại diện hai bên gia đình cùng cô dâu chú rể sẽ lên sân khấu ra mắt mọi người. Sau đó sẽ nâng ly chúc mừng và đi đến từng bàn cụng ly chia vui.
Cuối cùng, bố mẹ hai bên cùng với cô dâu và chú rể cảm ơn khách đã tới dự tại cửa ra vào của khách sạn.
4 Phong tục cưới hỏi của 3 miền
Thủ tục cưới hỏi miền Nam
Lễ dạm ngõ
Nếu gia đình hai bên khá xa về khoảng cách địa lý thì buổi lễ này sẽ được bỏ qua và gộp vào buổi lễ ăn hỏi cùng với đón dâu trong cùng một ngày và lễ cúng tổ tiên cùng với lễ vật ăn hỏi khi đón dâu cũng sẽ được gộp lại thành một.
Thành phần tham dự lễ dạm ngõ sẽ có ba mẹ, chú bác và những người lớn hai bên gia đình.
Lễ ăn hỏi
Khi nhà trai tới cổng của nhà gái thì vị trưởng tộc cùng chú rể bưng khay trầu có đôi đèn, khay rượu, ông bà cha mẹ chú rể sẽ đi cùng và số lượng người đi là số chẵn.
Lễ vật mà nhà trai mang đến sẽ có mâm trầu cau với số cau là số lẻ, mâm trà, rượu và đèn, mâm quả heo quay và ngoài ra có thêm quả trái cây và quả xôi gấc.
Bên họ nhà trai phải mời trà, rượu và trầu cho họ nhà gái rồi sau đó bàn bạc về lễ cưới rồi tiến hành tặng nữ trang cho cô dâu.
Lễ thành hôn
Lên đèn là phong tục quan trọng và thiêng liêng nhất trong phong tục cưới hỏi của người miền Nam. Nghi lễ này diễn ra nhằm tuyên bố sự gắn kết chính thức của cô dâu và chú rể cho cả cuộc đời còn lại.
Hại ngọn nến to được họ nhà trai mang đến sẽ được đặt một cách trang trọng lên bàn thờ bên họ nhà gái, trưởng tộc nhà gái sẽ tuyên bố làm lễ lên đèn, cô dâu và chú rể sẽ đốt đèn trên bàn thờ gia tiên của nhà gái.
Tiếp đến, trưởng tộc sẽ khui chai rượu trong lễ vật mà nhà trai mang tới và đặt lên chính giữa bàn thờ. Cô dâu và chú rể sẽ cắm đèn vào chân đèn để hai ngọn đèn cháy dần, hai ngọn đèn đặt sát nhau.
Hai ngọn nến sẽ cháy cùng nhau nhưng theo quan niệm của nhiều người thì nếu đèn cháy lệch nhau thì sau này cô dâu sẽ “trên cơ” chú rể.
Lễ rước dâu sẽ được tổ chức nhanh chóng sau đó khi khách mời hai bên đã đến đông đủ thì rể phụ phải rót rượu cho trưởng tộc và trưởng tộc sẽ tuyên bố để cử hành lễ thành hôn.
Cô dâu và chú rể lần lượt thực hiện các lễ như lễ trước bàn thờ, lễ bái song thân phụ mẫu và chung vui cùng họ hàng, bạn bè và lưu lại những bộ ảnh kỷ niệm thật đẹp.
Thủ tục cưới hỏi miền Trung
Lễ dạm ngõ
Đây là lễ đơn giản nhất trong thủ tục cưới hỏi của người miền Trung. Tuy là đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng vì buổi lễ này đánh dấu lần gặp mặt đầu tiên chính thức giữa hai bên gia đình.
Tiếp đến, bên nhà trai cùng với người đại diện sẽ mang theo một chai rượu và khay trầu sang nhà gái. Tại buổi lễ gặp nhau này, bên phía nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt để trao đổi với nhà gái để đi đến thống nhất và bàn bạc cho những nghi lễ sau.
Lễ ăn hỏi
Lễ này người miền Trung thường gọi là lễ đính hôn. Đối với lẽ này thì lễ vật không cần chuẩn bị quá cầu kỳ nhưng cần phải nghiêm túc và đầy đủ.
Khi đến ngày giờ đã được chọn sẵn thì đoàn nhà trai cùng đội bê tráp sẽ tiến vào nhà gái. Đặc biệt thứ tự người đi đầu cũng được sắp xếp trước đó. Đi đầu sẽ là trưởng đoàn dẫn lễ tiếp đến là những người lớn tuổi có vị thế trong gia đình và cuối cùng là chú rể cùng với đội hình bê tráp.
Thông thường lễ vật trong lễ ăn hỏi cần chuẩn bị 5 mâm đó là mâm quả trầu cau, mâm quả trà và đôi rượu, mâm bánh kem đính hôn, mâm nem chả và mâm ngũ quả. Tùy theo mỗi gia đình mà số mâm và số lượng bên trong có thể thay đổi.
Ngoài những mâm lễ trên thì bên nhà trai phải chuẩn bị 1 mâm nhỏ để đựng tiền treo hay còn gọi là mâm lễ đen. Mâm này sẽ được đặt lên bàn thờ nhà gái để kính báo tổ tiên. Đối với những gia đình khá giả thì họ có thể thay số tiền đó bằng trang sức hoặc khay lễ đựng áo dài.
Trọng lễ ăn hỏi này, cô dâu sẽ được thay áo dài mới và đeo trang sức do nhà trai mang tới và chào hai bên gia đình.
Lượng khách mời tham dự trong lễ ăn hỏi này thường cũng khá đông.
Trước khi đoàn nhà trai ra về, thì nhà gái sẽ soạn sẵn phần chia lại các lễ vật mà nhà trai mang tới thường gọi là lễ lại quả.
Ngoài ra, người miền Trung quan niệm rằng những khay quả trống không sẽ được lật ngửa để cho thấy rằng họ nhà gái vui mừng khi gả con gái.
Lễ cưới
Lễ cưới là một trong những lễ lớn và hệ trọng đối với hai bên gia đình.
Trong lễ cưới, nhà trai sẽ cùng những người họ hàng đã được sắp xếp sẵn cùng với đội hình bê tráp tới nhà gái để rước dâu về.
Theo phong tục của người miền Trung thì số người đón dâu và đưa dâu phải tương ứng với các con số sinh hoặc lão để cầu mong sự may mắn đến với đôi vợ chồng trẻ. Nhưng phần lớn thì số người đưa dâu sẽ lớn hơn số người đến đón dâu.
Người chủ hôn của lễ cưới cũng được chuẩn bị và chọn lựa một cách cẩn thận và thường là những người lớn tuổi trong gia đình hay dòng tộc của nhà trai hoặc nhà gái và họ có mối quan hệ thân thiết với nhau, có tuổi hợp với tuổi của cô dâu và chú rể.
Ngoài ra thì đội hình bê tráp của nhà trai và nhà gái phải là những người chưa lập gia đình, tính tình nhanh nhẹn và vui vẻ.
Khi ngày cưới đã chọn thì đoàn bên họ nhà trai sẽ cử một người trưởng đoàn mang lễ vật vào nhà gái để trình giờ xin được làm lễ. Sau đó nhà trai sẽ thực hiện lễ xin dâu, được sự đồng ý của họ nhà gái, chú rể sẽ nắm tay dắt cô dâu ra xe để đưa về cùng với đoàn nhà trai và nhà gái.
Việc đón nhận dâu của nhà trai cũng không quá phức tạp. Được sự chủ trì của người chủ hôn, cô dâu và chú rể sẽ làm lễ, nghe lời căn dặn của ba mẹ hai bên và nhận với chúc phúc, chia vui cùng với họ hàng, bạn bè.
Buổi lễ kết thúc, đoàn nhà gái sẽ ra về trước. Lúc này, cô dâu và chú rể sẽ bưng đĩa đựng trầu cau và thuốc lá ra cổng để tiễn họ nhà gái.
Đặc biệt, theo phong tục của người miền Trung thì phụ nữ mang thai, người có tang sẽ không tham gia đi họ bởi vị những người này sẽ mang điềm xấu và không suôn sẻ.
Thủ tục cưới hỏi miền Bắc
Lễ dạm ngõ
Đây là một buổi lễ quan trọng đối với truyền thống của người miền Bắc. Cũng như buổi lễ dạm ngõ của người miền Nam hay người miền Trung thì nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt để đến nhà gái thưa chuyện và xin phép cho cô dâu và chú rể được chính thức qua lại với nhau.
Thủ tục và lễ vật trong buổi lễ này rất đơn giản nhưng cần có sự ấm cúng và thân thiết của hai bên gia đình. Lễ vật bắt buộc phải có chục trầu cau, chè, thuốc lá và bánh kẹo và tất cả đều là số chẵn.
Thành phần tham dự gồm có ông bà, ba mẹ, anh chị em ruột của cô dâu và chú rể.
Việc nhà gái tiếp đón nhà trai cũng đơn giản chỉ cần chuẩn bị trà, bánh, trái cây để mời gia đình chú rể. Sau đó, nhà gái nhận và đặt lên bàn thờ để cúng tổ tiên.
Sau đó, hai bên gia đình sẽ bàn bạc, thống nhất ngày hỏi cưới và những thủ tục cần chuẩn bị.
Lễ ăn hỏi
Lễ này người ta thường gọi là lễ nạp tài. Trong lễ ăn hỏi này nhà trai sẽ mang đến 30 chục trầu và tráp ăn hỏi. Sau khi ba của chú rể và cô dâu giới thiệu thành phần tham dự hai bên gia đình thì mẹ của chú rể sẽ đưa ra 30 chục trầu này lần lược chục trầu thứ nhất là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu thứ 2 cho nghi thức xin cưới và chục trầu còn lại cho lễ nạp tài.
Sau khi nhận 30 chục trầu này thì nhà gái tiếp tục nhận tráp ăn hỏi. Thông thường các tráp ăn hỏi sẽ là số lẻ như 5, 7, 9, 11 và số lượng bên trong tráp phải là bội số của 2.
Đồ ăn của mỗi tráp bắt buộc phải có xôi, heo quay, bánh cốm, bánh xu xê, rượu, trầu cau và thuốc lá.
Số lễ vật này sẽ được nhà gái lấy một ít để cúng ông bà tổ tiên, chia cho nhà trai 1 phần và phần còn lại thì nhà gái giữ.
Đặc biệt, nhà trai cần phải chuẩn bị 3 phong bì đựng tiền trong đó 1 phong bì dành cho bên nội của cô dâu, 1 phong bì bên ngoại cô dâu và phong bì còn lại để cúng ông bà tổ tiên.
Lễ cưới
Vào ngày mà hai bên gia đình đã chọn cưới thì họ nhà trai sẽ chính thức rước dâu về.
Thủ tục đám cưới nhà trai sẽ có một mâm lễ và phong bì tiền mặt màu đỏ được bỏ trong khay nhỏ và mẹ chú rể sẽ trao tặng cho cô dâu. Sau khi hai họ giới thiệu thành phần tham dự thì nhà trai trao đầu xin dâu và xin phép cho chú rể lên phòng đón cô dâu.
Sau khi cô dâu và chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái, thắp hương, mời trà và ra mắt họ hàng thì chú rể sẽ đưa cô dâu về nhà trai. Tại đây, các hình thức cùng giống như miền Nam và miền Trung, cô dâu và chú rể phải thắp hương, mời trà ba mẹ của mình và trao trang sức cho cô dâu.
Cuối cùng cô dâu, chú rể và ba mẹ hai bên sẽ chung vui dự tiệc cùng với họ hàng và bạn bè.