Phong tục cưới hỏi là một phần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt Nam. Mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong văn hóa cưới hỏi. Miền Nam Việt Nam với lối sống giản dị, hào phóng và dễ chịu, đã hình thành nên những phong tục cưới hỏi miền Nam vừa truyền thống vừa đơn giản.
Hãy cùng Hisdecor tìm hiểu chhi tiết về phong tục cưới hỏi miền Nam qua bài viết dưới đây nhé
Những nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi miền Nam
Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ hay ở miền Nam còn được gọi là lễ bỏ rượu, là nghi thức mở đầu cho quá trình cưới hỏi. Đây là buổi gặp mặt đầu tiên giữa hai gia đình, nhằm tìm hiểu, kết nối và chính thức xác nhận mối quan hệ hôn nhân sắp tới của cô dâu và chú rể. Trong lễ này, gia đình nhà trai sẽ mang theo trầu cau – lễ vật truyền thống không thể thiếu – đến nhà gái để thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc trong việc hứa hẹn cưới xin.
Thành phần tham dự lễ dạm ngõ thường gồm có: cha mẹ chú rể, người thân như chú, bác và một số người có uy tín trong gia đình. Trong phong tục cưới hỏi miền Nam, vào lễ dạm ngõ nhà trai sẽ gửi thông tin về ngày tháng năm sinh của chú rể để nhà gái xem ngày lành tháng tốt, lên kế hoạch cho các nghi lễ tiếp theo.
Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn, là bước tiến quan trọng trong quá trình cưới hỏi. Tại miền Nam, lễ ăn hỏi thường được tổ chức tại nhà cô dâu. Trước cổng nhà cô dâu sẽ treo bảng “Lễ đính hôn” hoặc “Lễ đăng khoa”, tượng trưng cho sự trang trọng của buổi lễ.
Theo phong tục cưới hỏi miền Nam, trong lễ này, một nghi thức không thể thiếu là nghi thức lên đèn. Người miền Nam quan niệm rằng, ngọn đèn được thắp lên trong lễ đính hôn sẽ soi sáng cho cuộc hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ, mang lại hạnh phúc và may mắn. Mâm quả trong lễ ăn hỏi miền Nam thường theo số chẵn, như 4, 6, 10, hoặc 12 mâm, tùy vào điều kiện và sở thích của mỗi gia đình.
Trang phục truyền thống cũng là điểm nhấn trong lễ ăn hỏi. Cô dâu thường diện áo dài truyền thống, mang vẻ đẹp thanh lịch và dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam. Chú rể có thể mặc áo dài đôi hoặc vest, tùy theo sở thích cá nhân. Sau lễ ăn hỏi, đôi trẻ chính thức được hai bên gia đình chấp thuận, chờ đến ngày cưới để trở thành vợ chồng hợp pháp.
Lễ cưới
Lễ cưới là nghi lễ quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình cưới hỏi. Đây là thời điểm mà cặp đôi chính thức trở thành vợ chồng, về chung một nhà. Trên cổng nhà cô dâu sẽ treo bảng “Lễ vu quy” và nhà chú rể sẽ treo bảng “Lễ tân hôn”, tạo không khí trang trọng và thiêng liêng cho buổi lễ.
Trong nhiều gia đình miền Nam, nghi thức “lạy xuất giá” vẫn được duy trì. Đây là nghi lễ mà cô dâu cảm tạ công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ trước khi về nhà chồng. Nghi thức này thể hiện lòng hiếu thảo và sự kính trọng của cô dâu đối với gia đình mình.
Điểm nhấn của lễ cưới chính là nghi thức đón dâu. Gia đình chú rể sẽ chọn ngày lành giờ tốt để đến nhà cô dâu trao tráp lễ, bái tổ tiên và trao nhẫn cưới. Sau khi hoàn tất các nghi lễ tại nhà gái, gia đình chú rể sẽ xin phép đón cô dâu về nhà để tiếp tục thực hiện các nghi lễ tại nhà trai, bao gồm thắp hương lạy tổ tiên, ra mắt họ hàng và công bố chính thức cặp đôi đã trở thành vợ chồng.
Lễ vật cưới hỏi trong phong tục cưới hỏi miền Nam
Phong tục cưới hỏi miền Nam khác với miền Bắc ở số lượng lễ vật mà nhà trai mang sang nhà gái. Ở miền Nam, số lượng mâm quả thường là số chẵn: 4, 6, 8 hoặc 10. Trong đó, số 6 được ưa chuộng nhất vì mang ý nghĩa tài lộc, may mắn và hạnh phúc.
Những lễ vật chính thường xuất hiện trong mâm quả cưới hỏi miền Nam bao gồm:
- Trầu cau: Trầu cau là lễ vật quan trọng nhất, biểu tượng cho sự bền chặt, sắc son giữa vợ chồng. Đây là lời cầu chúc cho cặp đôi yêu nhau chung thủy, trọn đời bên nhau.
- Trà, rượu và nến: Đây là mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên. Rượu và trà có vị đắng chát, tượng trưng cho ý nghĩa vợ chồng cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
- Trái cây: Mâm trái cây mang ý nghĩa mong muốn cuộc sống hôn nhân luôn no đủ, ngọt ngào và đơm hoa kết trái.
- Bánh ngọt: Bánh kem hoặc bánh su sê được chọn để hy vọng tình cảm phu thê luôn mặn nồng, bền vững.
Phong tục cưới hỏi miền Nam hiện nay vẫn bao gồm một chuỗi các nghi lễ truyền thống. Các nghi lễ này chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh thần sâu sắc của người Việt Nam qua các thế hệ.
Các nghi lễ từ lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi đến lễ cưới, mỗi bước đều được thực hiện với sự trang trọng, chu đáo và ý nghĩa. Mặc dù ngày nay, các nghi lễ đã được giản lược và điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, nhưng những giá trị cốt lõi và tinh thần của phong tục cưới hỏi miền Nam vẫn được bảo tồn và trân trọng.
Xem thêm:
Dịch vụ trang trí gia tiên tại Hisdecor – Nơi đem lại sự sang trọng cho ngày vui của bạn